Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ bứt phá

Giữa tháng 3/2019, tại Hà Nội, VITV- Kênh truyền hình đại diện cho tiếng nói của Doanh nghiệp đã tổ chức Tọa đàm Đối thoại với chủ đề: “Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ bứt phá” nhằm tạo diễn đàn mở để doanh nghiệp chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất kiến nghị để cùng "bứt phá" với Chính phủ…

Ảnh toàn cảnh Tọa đàm Đối thoại với chủ đề: “Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ bứt phá”

Tham dự tạo đàm có hơn 300 khách mời đến từ các cơ quan quản lý, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các viện nghiên cứu chính sách và sự góp mặt đông đảo của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.

Phiên tọa đàm 1 với sự tham gia của các diễn giả: ông Hoàng Trường Giang – Vụ trưởng vụ Kinh tế tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Đức Kiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội; ông Phạm Thanh Hà- Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước; ông Phạm Đình Đoàn- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái;  ông Lương Minh Chánh, Chủ tịch Trường Đào tạo Quản trị Kinh doanh BizUni; ông Kyle Kelhofer- Giám đốc quốc gia Tổ chức tài chính Quốc tế IFC và bà Bùi Thị Phương Chi - Giám đốc kênh truyền hình Kinh tế tài chính VITV với vai trò là người điều phối

Buổi tọa đàm đối thoại diễn ra gồm 2 phiên với nhiều góc nhìn đa chiều của từng diễn giả từ góc độ của cơ quan quản lý đến góc độ của doanh nghiệp để từ đó tìm ra hướng đi phát cho doanh nghiệp tư nhân.

Trong phiên 1 với chủ đề “Bứt phá” trong tăng trưởng kinh tế, khi nói về khả năng bứt phá của nền kinh tế Việt Nam năm 2019 các chuyên gia đều bày tỏ sự tin tưởng về mục tiêu mà chúng ta đặt ra, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Chính phủ đã đề ra con số là 6,6-6,8%. Theo đánh giá của ông Hoàng Trường Giang – Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương, đây là con số phù hợp và khá thận trọng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động...

Còn ông Nguyễn Đức Kiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng: Dù cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,6% không hẳn là cao nhưng ông Kiên khẳng định, đây sẽ là một thách thức với chúng ta. Để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng như chúng ta mong muốn, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể chế và nguồn lực. chúng ta có những tiền đề để phát triển nhanh, bền vững. Nhưng ở đây chúng ta không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng GDP mà phải trả lời được câu hỏi, người dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó ông Lương Minh Chánh, Chủ tịch Trường Đào tạo Quản trị Kinh doanh BizUni lại trái ngược với quan điểm của các diễn giả trên và cho rằng, tăng trưởng 6,6% GDP chưa có gì là bứt phá. Xét GDP đầu người hiện nay, Việt Nam chưa bằng 1/3 Trung Quốc, chưa bằng 1/2 Thái Lan. Đây là con số thấp. Ông Chánh còn khẳng định: "Với tốc độ này, chúng ta không bao giờ kéo được khoảng cách với các nước khác. Chúng ta sẽ vẫn là nước nghèo". Cũng theo ông Chánh: Nghị quyết 10 của Trung ương đã xác định kinh tế tư nhân quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên hiện tại, kinh tế tư nhân chỉ chiếm 40% GDP, kinh tế nhà nước chiếm gần 30%, còn lại là các hộ cá thể. Ông Chánh cho rằng, điều này là bất hợp lý. Kinh tế tư nhân phải là trụ cột của nền kinh tế, đồng nghĩa với việc kinh tế tư nhân cần phải chiếm 50% GDP. Kinh tế nhà nước phải giảm dần dần.

Đáp lại ý kiến của ông Chánh, ông Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội lại cho rằng, chúng ta không thể định nghĩa việc giảm kinh tế nhà nước theo hình thức cơ học như vậy. Theo Nghị quyết 11 về việc đổi mới, phát huy doanh nghiệp nhà nước để tận dụng hiệu quả nguồn vốn 1,5 triệu tỉ.

"Chúng ta tạo điều kiện để cho tỉ trọng của kinh tế tư nhân đóng góp cho nền kinh tế đất nước ngày càng lớn, để chiếc bánh ngày càng phát triển ra, chứ không phải chiếc bánh vẫn cứ như vậy và chúng ta bàn xem anh này phải co lại để cho anh kia phát triển"- ông Kiên nhấn mạnh.

 Phiên tọa đàm 2 với sự tham gia của các diễn giả ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Ban Kinh tế trung ương; ông Phan Đức Hiếu- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương; ông Nguyễn Văn Thân- Chủ tich Vinasme, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng, ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào & Đồng Chủ tịch Eurocham tại Việt Nam; ông Nguyễn Kim Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty tái cấu trúc Doanh nghiệp Việt; ông Nguyễn Xuân Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty tư vấn Dược IMC và bà Bùi Thị Phương Chi - Giám đốc kênh truyền hình Kinh tế tài chính VITV với vai trò là người điều phối

Đến phiên 2 với chủ đề “Bứt phá” trong cải thiện môi trường kinh doanh, các diễn giả đều cho rằng: Doanh nghiệp không thể chờ bứt phá rồi mới tăng tốc, chỉ mình Chính phủ cải cách thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp cũng cần cải cách, để không bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Doanh nghiệp tư nhân cần phải tự chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình, bằng cách tự đổi mới, chủ động sáng tạo, chớp cơ hội từ tái cơ cấu nền kinh tế…

Có thể nói tọa đàm đã trở thành cầu nối giữ các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, là diễn đàn mở để doanh nghiệp chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, đưa ra đề xuất kiến nghị để cùng “bứt phá” với Chính Phủ, là cơ quan quản lý tiếp nhận, phản hồi thông tin và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Theo DN&HN)

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

        BẢN QUYỀN THUỘC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA PHÚ THỌ

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch Hiệp hội.
  • Biên tập & Quản trị Website: Nhà báo Nguyễn Sản
  • Trụ sở: Số 281 đường Tiên Dung, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
  • Điện thoại: 02103 966799 - Fax: 02103 953542