Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo lập, phát triển tài sản trí tuệ

Hiện nay, đối với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, sở hữu trí tuệ (SHTT) vẫn còn là một khái niệm xa lạ, mơ hồ chứ chưa nói đến việc tạo dựng, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ (TSTT) như là một thứ vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhiều tổ chức/doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa nhận thức hết được vai trò của SHTT nói chung, vấn đề xác lập và phát triển TSTT nói riêng đối với hoạt động SXKD của mình, nên chưa chủ động thực hiện việc xác lập và phát triển TSTT.

 50a0b706ba7a5e24076b

Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện dự án giai đoạn 2017-2019

Không chỉ các doanh nghiệp mà hiệp hội doanh nghiệp, các làng nghề, các HTX trên địa bàn cũng chưa thực sự quan tâm đến việc xác lập và phát triển TSTT, do đó, không tận dụng được những lợi thế do việc bảo hộ quyền SHTT đem lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn có các tổ chức/doanh nghiệp, HTX đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nhưng chưa biết cách khai thác TSTT, chưa chủ động tuyên tuyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nên chưa phát huy được những hiệu quả mà nhãn hiệu đem lại cũng như việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Trước tình hình hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có rất nhiều sản phẩm đặc trưng, có chất lượng nhưng chưa tạo ra được khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thực tế của hạn chế nêu trên là do sản phẩm hàng hóa chưa có nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu nhưng chưa phát huy được giá trị của nhãn hiệu; chưa có phương pháp, kiến thức, công cụ để phát huy...,

Để giúp các doanh nghiệp, cơ sở SXKD của tỉnh giải quyết những khó khăn đó góp phần duy trì, mở rộng sản xuất, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; ngày 3-11-2016, UBND tỉnh có Quyết định số 2895/QĐ - UBND phê duyệt Chương trình phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 và ban hành Kế hoạch số 745/KH - UBND ngày 06/3/2017 triển khai thực hiện “Chương trình phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020” năm 2017. Trên cơ sở đó, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Phú Thọ đã triển khai dự án: “Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển triển TSTT tại một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.

Mục tiêu triển khai của dự án là nâng cao nhận thức, năng lực về SHTT cho các tổ chức, cá nhân về quản lý, bảo vệ và phát triển TSTT của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm; Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp; Bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng, góp phần xây dựng thương hiệu, phát triển doanh nghiệp KHCN và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Qua quá trình điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu cho thấy, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn nhìn chung còn hạn chế, nhiều cá nhân khi được hỏi không hiểu rõ về vai trò của nhãn hiệu đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Không hiểu được các vấn đề như: nhãn hiệu hàng hóa của mình đã có thương hiệu mà không đăng ký xác lập quyền sở hữu mà bị đơn vị khác chiếm dụng thì đơn vị lại phải mất nhiều kinh phí để đi tìm lại nhãn hiệu của mình. Tương tự đối với việc đăng ký và sử dụng mã số, mã vạch nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn bỏ ngỏ nội dung này. Mã số mã vạch có rất nhiều tác dụng đối với doanh nghiệp cụ thể như: đưa hàng hóa bán trong các siêu thị, thuận lợi hóa trong hoạt động kinh doanh, thuận lợi cho việc mua hàng và cung cấp dịch vụ… Vì chưa nhận thức hết được các chức năng cần thiết nên việc áp dụng mã số, mã vạch cho sản phẩm của các doanh nghiệp còn hạn chế. Trước yêu cầu hội nhập, việc đưa thương mại điện tử vào việc mua bán, trao đổi hàng hóa thay vì trao đổi trực tiếp như hiện nay rất cần việc gắn MSMV lên vật phẩm hàng hóa để thuận tiện cho việc lưu thông trên thị trường. Do đó, dự án đã tổ chức  hội nghị với sự tham gia của các đại biểu đại diện một số cơ quan của tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn. Tại hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu tổng quan về chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020, tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng mã số mã vạch vào quản lý hàng hóa và hướng dẫn đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu…

0e443184cffb2ba572ea

Sản xuất VL không nung tại Công ty TNHH Tân hoàng Gia Yên Lập

45ec4d8fb2f056ae0fe1

Nuôi cá lồng trên sông Đà

N4046c4cd3bb2dfec86a3

Sản phẩm Chè ngọc Thanh tại Hội chợ Hùng vương năm 2019

Dự án cũng đã phối hợp với đơn vị thiết kế và các doanh nghiệp tham gia dự án lên ý tưởng thiết kế nhãn hiệu hàng hóa và các nội dung của bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu doanh nghiệp, sản phẩm đặc trưng và tính chất đặc thù của doạnh nghiệp, nộp Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KHCN hồ sơ và theo đuổi đơn để được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. Dự án đã xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cho 05 doanh nghiệp tham gia dự án. Sau khi xây dựng xong, các quy chế được chuyển cho doanh nghiệp xem xét, chỉnh sửa và phê duyệt thực hiện. Tổ chức lập hồ sơ và đăng ký sử dụng mã số, mã vạch đối với sản phẩm hàng hóa cho 05 doanh nghiệp tham gia dự án. Hiện nay 05 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận sử dụng mã số mã vạch của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể là: Công ty TNHH Tân hoàng Gia Yên Lập: 8938519777; Công ty TNHH Đức Trung Hạ Hòa: 8938519662; Công ty TNHH Một thành viên Ngọc Thanh: 8938519380; Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hiền Thắng: 893614276;Doanh nghiệp tư nhân Hợp Thành Phú Thọ: 8938515253. Dự án cũng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng phóng sự tuyên truyền về kết quả của dự án, xây dựng trang thông tin điện tử cho 05 doanh nghiệp....

Việc thực hiện Dự án hỗ trợ tạo lập quản lý và phát triển TSTT giúp bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu cho 05 doanh nghiệp; đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, tạo lập bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp... Kết quả của dự án đã góp phần đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ trong DN quản lý có hệ thống trong tổ chức sản xuất; xúc tiến, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, quảng bá giới thiệu sản phẩm trên thị trường; xác lập quyền bảo hộ theo quy định,

Thành công dự án góp phần nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của sản phẩm có ưu thế của 05 doanh nghiệp trong tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, tăng giá trị tài sản và uy tín của doanh nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động. Dự án thành công cũng góp phần nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền của người sản xuất, người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa nói chung và người tiêu dùng của tỉnh Phú Thọ nói riêng.

TSTT của DN là tài sản vô giá đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay. Qua việc thực hiện dự án giai đoạn I (2017-2019), nhóm nghiên cứu dự án đề nghị UBND tỉnh cần ban hành chính sách và giải pháp về hỗ trợ  DNNVV tạo lập và phát triển nhãn hiệu cho các DN, để TSTT của DN thực sự có ý nghĩa hơn, phát triển một cách có hiệu quả hơn.

Nguyễn Thuỷ

Phó Chi cục trưởng Chi cục TC - ĐL - CL

 

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

        BẢN QUYỀN THUỘC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA PHÚ THỌ

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch Hiệp hội.
  • Biên tập & Quản trị Website: Nhà báo Nguyễn Sản
  • Trụ sở: Số 281 đường Tiên Dung, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
  • Điện thoại: 02103 966799 - Fax: 02103 953542