COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Ngày 31/1/2020, WHO công bố dịch bệnh là SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG KHẨN CẤP GÂY QUAN NGẠI TOÀN CẦU (PHEIC).
Cập nhật lúc 8h ngày 16/2:
- Thế giới: 69.197 người mắc, 1.669 người tử vong, trong đó:
- - Lục địa Trung Quốc: 1.665 người tử vong;
- - Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.
- Nhật Bản: 01 người tử vong.
- Pháp: 01 người tử vong. - Việt Nam: 16 người dương tính với COVID-19, gồm:
- 02 cha con người Trung Quốc (02 người đã khỏi và xuất viện);
- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (04 người đã khỏi và xuất viện);
- 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
- 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID -19. - Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).
- Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 1.068 trường hợp.
- Điều trị khỏi: 07 người đã được xuất viện.
WHO: Việt Nam đang xử lý dịch COVID-19 rất tốt
Theo thông tin mới nhất của WHO Việt Nam về "Dịch COVID-19: Những gì chúng ta đã biết đến nay", WHO đánh giá cao năng lực Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp.
WHO cho biết: Năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi - bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ, v.v. - theo như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) (2005).
“Chúng tôi gọi đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp, và năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam, và bây giờ là COVID-19”, WHO nhận định.
WHO ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt. Chính phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch - tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành."
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh bởi dự kiến sẽ có thêm các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới trong những ngày tới.
Hiện chưa có vaccine phòng COVID-19. Việc sản xuất vaccine đang được tiến hành để các thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu sau 3-4 tháng. WHO sẽ công bố danh sách ban đầu các loại vaccine đang được nghiên cứu và có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng.
Để tránh bị nhiễm nCoV, WHO khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, thực hiện an toàn thực phẩm. Nếu có thể, cần tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi.
Những biện pháp không được khuyến cáo trong việc điều trị COVID-19 bởi chúng không có hiệu quả và có thể gây nguy hiểm là hút thuốc, tự uống thuốc như kháng sinh, đeo nhiều khẩu trang cùng lúc để tối ưu mức bảo vệ.
NGUYỄN sẢN (TỔNG HỢP)
Người gửi / điện thoại