TRIỂN VỌNG MỚI CHO SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ BÚP TÍM THANH BA

tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước với khoảng 14.000ha, nhắc tới chè Phú Thọ là nhớ tới hương thơm, vị đượm, nước xanh của chè trung du, trong đó nổi bật là giống chè Búp tím - một giống chè quý hiếm và chất lượng ngon đặc biệt được trồng ở huyện Thanh Ba. Một trong những cái nôi của cây trà Búp tím ở Việt Nam là tỉnh Phú Thọ và chè Búp tím được xem là khởi thuỷ của cây chè Việt Nam!


1

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phùng Khánh Tài và lãnh đạo huyện Thanh Ba tham quan diện tích trồng chè Búp tím tại xã Vân Lĩnh.


Tuy nhiên, giống chè búp tím từng làm nên đặc sản quý hiếm của vùng chè đất Tổ đang dần bị mai một và có nguy cơ mất hẳn nếu không có các giải pháp để phục tráng, bảo tồn kịp thời. Nhận thấy sự cấp thiết của việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển giống chè Búp tím đặc sản và quý hiếm của quê hương, Lê Thị Hồng Phương - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT sớm manh nha ý tưởng về dự án “Sản xuất, chế biến chè búp tím Thanh Ba”. Với sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương; đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ, và bằng nỗ lực không mệt mỏi của mình, Lê Thị Hồng Phương và cán bộ, người lao động Công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT của cô đã thắp lên triển vọng tươi sáng cho chè Búp tím Thanh Ba!

Công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT thành lập năm 2018 nhưng Giám đốc Lê Thị Hồng Phương được coi là nhân vật “có thâm niên” về chè với các sản phẩm chè xanh (Madina Supereme Pekoe, Premium Pekoe, Pekoe, Broken, PS, BPS, F,…), chè xanh duỗi, chè xanh lăn được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các thị trường Pakistan, Afghanistan, Dubai, Anh, Đức, Tajikistan, Đài Loan,… Nay Công ty có thêm chè Búp tím chất lượng cao được giới sành chè và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.


7

z4981135516458_bc2109dd7193bb478affb04876173140

Những thương gia, khách hàng có mặt tại đồi chè của UT ở Vân Lĩnh đến từ  Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ… Họ cùng nắm tay cam kết chất lượng và tiêu thụ.

Trò chuyện trong một chiều đầu năm, Lê Thị Hồng Phương kể rằng: Cây chè Búp tím đã có mặt trên vùng đất Thanh Ba từ nhiều thế kỷ trước. Do tập quán canh tác cũ, người trồng không đầu tư chăm sóc khiến cho năng suất thấp, sản lượng giảm. Tuy biết là giống quý hiếm nhưng chè Búp tím vẫn bị đánh đồng với chè Búp xanh, nhiều khi giá nguyên liệu rớt thê thảm, nên ở nhiều nơi, người dân đã chặt bỏ hết, cả vùng chỉ còn lại vài trăm cây, giống chè quý đứng trước nguy cơ mai một.Dựa trên những nghiên cứu khoa học về những hoạt chất đặc biệt đáng quý chỉ có trong chè búp tím, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT đã quyết định khôi phục lại giống chè cổ này bằng cách trồng quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung với tổng diện tích liên kết dài hạn tính đến năm 2023 là 17ha, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác như lắp đặt hệ thống tưới, sử dụng nước sạch khoan từ lòng đất với độ sâu hơn 30m; sử dụng các loại phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, đào tạo các hộ dân về canh tác, thu hái; đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại kết hợp phương thức sao sấy thủ công với bí quyết riêng, tạo cho sản phẩm có chất lượng độc đáo, đặc sắc khác biệt cả về hương thơm cũng như nội chất của sản phẩm.

che-bup-tim-ocop-4-sao

Đồi chè Búp tím có hệ thống tưới phun khoa học

4

chup_ngang_tui_loc

Thu hái búp thủ công, tạo chất lượng nguyên liệu đồng đều cộng với dây chuyền chế biến hiện đại là bảo đảm để có sản phẩm chè chất lượng


Để sản phẩm xứng đáng mang thương hiệu của huyện Thanh Ba - Phú Thọ và có điều kiện phát triển, Công ty đã định hướng ngay từ khi trồng chè là chăm sóc và canh tác theo hướng hữu cơ để tạo ra loại trà thực sự mang lại giá trị đích thực về các công dụng của nó đến với sức khỏe người tiêu dùng. Sản phẩm không chỉ ngon, có tính y học đặc biệt mà còn an toàn thực sự, lưu giữ và phát huy hết công dụng của sản phẩm. Nhìn rộng hơn, việc trồng chè sẽ góp phần phủ xanh đất trống, thay đổi cơ cấu cây trồng, tạo cảnh quan môi trường xanh, đẹp và là địa điểm tham quan của du khách khi về đất Tổ; đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên địa bàn, qua đó nâng cao vị thế, quyền bình đẳng giới cho phụ nữ trong gia đình và xã hội! Sự thành công của dự án sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, đóng góp vào nền kinh tế của địa phương, phát huy được tài nguyên bản địa, góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ khi tham gia vào chuỗi cung ứng của dự án.

Đã có hàng chục năm gắn bó với sản xuất, kinh doanh chè; bằng tình yêu và sự gắn bó với quê hương Thanh Ba, nữ chủ nhân “Giải thưởng Lương Định Của” và “Thanh niên tiêu biểu đất Tổ” năm 2018 đã sớm nhận ra giá trị và tiềm năng phát triển của chè Búp tím. Lê Thị Hồng Phương cho biết: Sản phẩm chè búp tím Thanh Ba là sản phẩm đặc sản, đặc trưng chỉ có ở huyện Thanh Ba. Đây là dòng chè chứa nguồn gen quí, có nguồn gốc từ giống chè cổ trung du hay còn gọi là chè “Ta”, búp nhỏ lá nhỏ nhưng có màu tím đặc trưng khác biệt tập trung ở búp và cuống lá non do hoạt chất có tên Anthocyanin tạo ra mà chỉ dòng trà tím mới có. Hoạt chất này được tổng hợp nhờ quá trình hấp thu tia sáng từ ánh mặt trời. Những cây chè Búp tím dưới sự bức xạ của tia cực tím, có thể hấp thu và chuyển hoá các axit amin thành hoạt chất anthocyanin tốt cho sức khoẻ.

che-bup-tim-purple-tea

2

z5023523120841_62d46e4385aab0de98c7e75328388a1e

Giám đốc Lê Thị Hồng Phương nâng niu trên tay những hộp chè Búp tím kết tinh bao trí tuệ, mồ hôi để có niềm tự hào.


Theo vài đường link trên Internet mà Phương cung cấp, tôi đọc một số tài liệu về giá trị y học của chè Búp tím. Người ta kể rằng, trước đây ở Nhật Bản đã có một báo cáo gây chấn động về cây trà gọi là trà búp tím. Đó là khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945, cứ nơi nào trồng trà búp tím nhiều thì ở đó lượng phóng xạ ít hơn hẳn những nơi khác. Trà búp tím vì thế vốn được người Nhật Bản và Trung Quốc tôn sùng vì có chất chống tia phóng xạ, giàu antoxian chống oxy hóa, thường dùng trong các loại thuốc chữa bệnh, phòng chống ung thư. Theo phân tích của Viện nghiên cứu trà Kenya, với 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu các giống trà tím cho thấy, trong búp và lá trà tím có nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn các giống trà khác. Trên thế giới, người ta đã tách chiết các chất chống oxy hóa trong trà búp tím làm chất bảo quản thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe. TS Dương Trung Dũng - Khoa Nông học, Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Chủ nhiệm đề tài “Khai thác và phát triển cây chè trung du búp tím”, cho biết: “Khi phân tích thành phần hóa học, chúng tôi nhận thấy hàm lượng catechin trong chè tím cao hơn nhiều so với chè xanh. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa, đào thải, kìm hãm chất gây ung thư, giảm kích thước khối u, chống phóng xạ.” Trong trà Búp tím có hoạt chất Coban 90 có khả năng chống phóng xạ; hàm lượng ECCG có khả năng chống ung thư cao gấp 126 lần trà xanh thông thường!

Thật kỳ diệu về giá trị của cây chè Búp tím, càng tự hào về một loại cây đặc sản của Thanh Ba!

Trà trung du Búp tím là loại chè đặc biệt, vì những hoạt chất dược tính chỉ có ở giống chè này, đã tạo ra giá trị khác biệt của sản phẩm hơn hẳn các loại trà thông thường. Hơn nữa, chè trung du búp tím của Công ty trà UT được canh tác hoàn toàn theo hướng hữu cơ, chăm sóc bằng phân hữu cơ vi sinh, phòng và trừ sâu bệnh hoàn toàn bằng chế phẩm sinh học; tạo ra sản phẩm sạch từ khâu canh tác, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Đến thăm cơ sở chế biến ở Khu I xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba, chúng ta sẽ thấy rõ sự quy củ của một quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Năm 2022, sản phẩm “Chè Búp tím Thanh Ba” của Công ty trà UT đạt chứng nhận OCOP 4 sao - tiêu chuẩn cao nhất do UBND tỉnh Phú Thọ cấp; hiện nay hồ sơ đăng ký công nhận sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia đã được gửi đến các cơ quan thẩm định.

Chia sẻ về kết quả sản xuất kinh doanh, Hồng Phương cho biết: Mỗi năm Công ty đóng góp doanh thu ngoại hối cho địa phương từ 1,5 – 2,5 triệu USD (khoảng từ 40 - 60 tỷ VNĐ). Đối với sản phẩm đặc sản chè Búp tím Thanh Ba - nhãn hiệu chứng nhận tập thể đã được bảo hộ, Công ty trà UT là đơn vị đầu tiên và duy nhất bảo tồn, phục tráng thành công nguồn gen của dòng chè cổ qúy hiếm. Tài nguyên bản địa được phát huy, tính riêng với sản phẩm chè Búp tím Thanh Ba, doanh thu năm 2022 mới là 500 triệu đồng thì năm 2023 đã đạt 03 tỷ đồng; đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương; tăng thu ngân sách nhà nước từ thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; giải quyết công ăn việc làm ổn định cho nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là phụ nữ. Trong khâu sản xuất của dây chuyền có 25 phụ nữ có việc làm, thu nhập bình quân đạt từ 6 -10 triệu đồng/người/tháng; đồng thời tạo công ăn việc làm gián tiếp cho hàng nghìn lao động nữ là các chị em các hộ gia đình trồng chè ở xã Vân Lĩnh và các xã xung quanh với tổng diện tích liên kết hơn 300ha! Một số giải thưởng của Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh cho dự án “Sản xuất và chế biến chè Búp tím Thanh Ba” và các bằng khen, giấy khen, vinh danh của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Ba,… phần nào khẳng định Công ty trà UT đã góp phần nâng cao vị thế và quyền bình đẳng giới cho phụ nữ; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao gắn với du lịch, dich vụ thông minh tại địa phương…

z5051862550215_09499cc7969af3c31e7d2caae7788e77

background

Nữ doanh nhân vóc người nhỏ nhắn mà rộng lòng nhân ái đã cùng cộng sự của mình chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh gieo neo. Từ 2018, Công ty xây dựng Quỹ “Học bổng học sinh nghèo vượt khó” với mức quỹ 30 triệu đồng/năm để trao tặng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt; đóng góp Quỹ vì người nghèo 40 triệu đồng/năm; Quỹ xây nhà chính sách 50 triệu đồng/năm; hỗ trợ xây dựng/tu sửa nhà văn hoá khu - xã, đóng góp hỗ trợ trường học mua sắm trang thiết bị với mức 20 triệu đồng/năm,… Cũng như dự án chè Búp tím hướng lợi ích đến phụ nữ, năm 2023, Hồng Phương đã nhận tài trợ đỡ đầu nuôi 2 cháu nhỏ (một cháu 3 tháng tuổi, một cháu 11 tuổi) mồ côi đến năm 18 tuổi, với mức hỗ trợ tối thiểu 17 triệu đồng/năm…

Các hoạch định về phát triển doanh nghiệp cũng như thương hiệu “Chè Búp tím Thanh Ba” được phân kỳ; các ý tưởng kết hợp giữa sản xuất chè và du lịch sinh thái của Trà UT ngày càng rõ nét. Không kém phần lãng mạn khi Phương khoe rằng, hiện nay Công ty đã có một vườn chè cổ trung du canh tác theo hướng hữu cơ, diện tích 10.000m2, chè được trồng từ 1986, khá đẹp; nay tiếp tục đầu tư “Điểm du lịch trải nghiệm về chè” rộng 3 hecta và dạo tháng 10 vừa qua đã trồng mới được 10.000m2 giống chè Búp tím! Ý tưởng tiếp theo của Hồng Phương là thiết kế “Điểm check in”, có hệ thống tưới phun sương khi bước vào khuôn viên, có sân khấu văn nghệ dân gian, dựng ngôi nhà sàn 300m2: Tầng 1 là khu chế biến chè chất lượng cao, tầng 2:làm khu uống trà trải nghiệm; sẽ xây dựng một hồ nhỏ, những chòi nhỏ thưởng trà, những con đường xanh cùng phòng thư viện lưu trữ các thông tin về nguồn gốc chè Phú Thọ gắn với di tích lịch sử Nông trường quân đội Vân Lĩnh, hành trình đến với chè Thanh Ba...

z5055166823997_1927607fe0a0cde7cf1494fd34a82109

z5055166781694_3c6d76d55e25cccb1d190670de4b9635

z5055166790486_4bfeb1bcba8b9156185dfe150d3cc325_1

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời doanh nhân


Nhìn tấm ảnh nữ Giám đốc tuổi Mậu Thìn với gương mặt rạng ngời trong lễ đón nhận giải thưởng “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 với đề án “Sản xuất, chế biến chè Búp tím Thanh Ba” do Hội LHPN Việt Nam tổ chức, tôi tin Lê Thị Hồng Phương cùng tập thể cán bộ, người lao động Công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT sẽ đưa khát vọng phát triển chè đặc sản làm giàu cho quê hương thành hiện thực.

Nhấm nháp vị chè UT, tôi thêm tâm đắc với câu Slogan chung: “Trà UT, càng uống càng mê” và câu Slogan riêng cho chè Búp tím: “Trở về nơi cây chè được sinh ra”, bởi nó thật là ý nghĩa, như là bản thể.

NGUYỄN SẢN

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
11-01-2024 16:04:40 Hồ Anh Thắng

Chè búp tím , một đặc đản cực kỳ quí giá của Thanh Ba Phú Thọ. Hy vọng nó sẽ làm nền một thương hiệu lớn, đem lại niềm hy vọng cho Thanh Ba.

Trả lời

 

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

        BẢN QUYỀN THUỘC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA PHÚ THỌ

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch Hiệp hội.
  • Biên tập & Quản trị Website: Nhà báo Nguyễn Sản
  • Trụ sở: Số 281 đường Tiên Dung, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
  • Điện thoại: 02103 966799 - Fax: 02103 953542