Cuối năm 2022, doanh nhân Nguyễn Toàn kinh doanh vật liệu xây dựng được ông Nguyễn Văn Cháng - Trưởng Chi hội 8, giới thiệu tham gia Hiệp hội DNNVV tỉnh Phú Thọ.
Nguyễn Toàn và bà Vân - bệnh nhân 71 tuổi cùng trò chuyện với chúng tôi.
Nguyễn Toàn đang điều trị thoái hóa khớp bả vai cho 1 bệnh nhân.
Từ bấy đến nay, trong các hoạt động của chi hội 8, Nguyễn Toàn tham gia khá đầy đủ, nhưng điều khá bất ngờ với chúng tôi là anh lại chuyển sang lĩnh vực hoàn toàn mới, không đơn thuần mang ý nghĩa kinh doanh mà còn mang ý nghĩa nhân đạo - đó là trị bệnh cứu người.
Một ngày giữa tháng 7, tôi và Chánh văn phòng Hiệp hội Ngô Bắc Hải cùng Trưởng Chi hội 8 Nguyễn Văn Cháng đến thăm cơ sở chẩn trị y học cổ truyền của Nguyễn Toàn ở làng Phú Cường, xã Tứ Yên bên hữu ngạn sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Tại khu đất rộng, vốn là bãi sông Lô, Nguyễn Toàn đã đầu tư cải tạo gần 600 m2 nhà thành khu điều trị khang trang và khu nhà lưu trú với 3 phòng khép kín. Liền khoảng sân rộng là vạt đất bãi ven sông có thể trồng các loại rau, quả ngắn ngày, chăn nuôi gia cầm để “tự cung tự cấp”, bảo đảm thực phẩm sạch cho người bệnh.
Quang cảnh khu chẩn trị y học cổ truyền
Sau một ca điều trị bệnh thoái hóa khớp gội, Nguyễn Toàn và chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn. Toàn chia sẻ: Tôi có gần hai chục năm kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhưng do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn nên tôi đã tính tới việc chuyển nghề. Để làm việc này, tôi có những tiền đề căn bản – đó là gia đình tôi có nghề đông y từ lâu, sau này tôi cũng đã học trung cấp y học cổ truyền.
Kế thừa tinh hoa y học dân tộc và các bài thuốc chữa bệnh gia truyền, từ đầu năm 2024, tôi đầu tư mở cơ sở chẩn trị y học cổ truyền. Chúng tôi sử dụng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi kết hợp dùng cao lá pha nước uống, thuốc viên hoàn tán và các bài thuốc đông y gia truyền để phục hồi thoái hóa xương khớp, chữa bệnh gút và các bệnh về gan, thận, dạ dày, mỡ màu…cho bệnh nhân. Đặc điểm nổi bật ở cách chữa bệnh của cơ sở là kết hợp giữa dùng các bài thuốc đông y cổ truyền với xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, trích huyết để rút ngắn thời gian điều trị nội trú.
Nguyễn Toàn chia sẻ về hiệu quả các bài thuốc.
Người bệnh cùng trò chuyện vui vẻ, tạo tâm lý tốt để dưỡng bệnh.
Như để khẳng định điều mình vừa chia sẻ, Nguyễn Toàn dẫn chúng tôi đến phòng lưu trú, gặp một số bệnh nhân, như anh Vi Duy Nhất ở Yên Sơn, Tuyên Quang; bà Lê Thị Tám ở thôn Bình Lạc, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô; bà Trần Thị Xuân ở xã Tân Lập, huyện Sông Lô. Bà Xuân là bệnh nhân cao tuổi nhất trong nhóm đang điều trị kể: Tôi đã chữa trị ở đây 4 ngày, nay bệnh đã thuyên giảm. Do đau khớp gối, khớp vai nên trước đây tôi chẳng thể ngồi ghế thấp, không thể giơ cánh tay lên, nhưng được thầy Toàn chữa trị, nay tôi đã ngồi xổm được, đi lại cũng không bị đau như trước nên ngày mai tôi kết thúc điều trị và được về nhà.
Cao lá và thuốc viên hoàn tán do cơ sở bào chế.
Bà xã của Nguyễn Toàn là Trần Thị Hà, quê Tuyên Quang. Hà là “nội tướng” lo khâu hậu cần cho bà con điều trị nội trú, ngày cùng nhân viên giúp việc lo ba bữa ăn tươm tất cho cả gia đình và người bệnh nội trú. Mỗi ngày một lần chẩn trị, thời gian còn lại các bệnh nhân nghỉ ngơi, vui vẻ chuyện trò, có được tâm lý thoải mái trong thời gian chữa bệnh.
Chúng tôi được biết, ngoài điều trị tại chỗ, lương y Nguyễn Toàn còn tư vấn miễn phí qua điện thoại cho người bệnh ở xa. Ai có nhu cầu có thể liên hệ theo số điện thoại: 0983666631.
NGÔ NHÂN
Người gửi / điện thoại