Thiên tai do hậu quả hoàn lưu cơn bão số 3 ở Phú Thọ khá nghiêm trọng. Trong thiệt hại chung của toàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp ở vùng ngập úng Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Phù ninh, Thanh Ba, Việt Trì, Đoan Hùng… hứng chịu hậu quả nặng nề.
Công ty Thắm Thủythu dọn bùn đất trong nhà xưởng, cọ rửa, bảo dưỡng máy móc để sớm phục hồi dây chuyền sản xuất tôn lợp.
Tại Hạ Hòa. toàn bộ máy móc, thiết bị, vật tư, sản phẩm của Công ty TNHH Thịnh Long có nhà máy sản xuất gỗ ép ván xuất khẩu ở Đan Thượng bị ngập trong nước do không kịp di chuyển, gây hư hỏng, ước thiệt hại gần chục tỷ đồng. Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Biển Xanh có hai khu vực sản xuất tại xã Vĩnh Chân và Hiền Lương. Toàn bộ khu trồng chuối 60 ha nằm trên bãi bồi sông Thao thuộc xã Vĩnh Chân thì hơn 30 ha bị sạt sở, nước cuốn trôi; gần 30 ha cây chuối còn lại bị gãy đổ, đất cát vùi lấp, không có khả năng hồi phục, thiệt hại ước tính 4 tỷ đồng. Công ty CP Bê tông Tự Lập ở khu 1 Xã Minh Côi có một xe chở bê tông bị rơi xuống sông, lái xe tử vong trong vụ sập cầu Phong Châu; nước ngập khu vực sản xuất, vật tư, máy móc bị chìm lấp gây thiệt hại 3 tỷ đồng. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Trường Đạt ở khu 13 xã Tứ Hiệp, nằm trên địa bàn bị ngập sâu, vật tư, nguyên liệu bị ngập, trôi ước thiệt hại trên 2 tỷ đồng…
Chuối sắp đến ngày thu hoạch của Công ty Việt Chấu bị đỗ gãy
Tại Phù Ninh, mực nước sông Lô dâng rất nhanh, gây ngập úng cục bộ tại 7 xã ven sông, làm thiệt hại về tài sản, hoa màu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc Công ty Xây dựng và Thương mại Nam Thắng cho biết: Doanh nghiệp của ông thiệt hại khoảng 400 triệu đồng do hàng hóa bị trôi lấp, thiết bị ngâm nước hỏng hóc phải vệ sinh, sửa chữa. Cùng như Công ty Nam Thắng, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh kho bãi, bến cảng bên ngoài đê sông Lô đều bị thiệt hại.
Tại Việt Trì, 500 m2 nhà xưởng cùng toàn bộ máy móc dây chuyền sản xuất tôn lợp mạ màu của Công ty Thắm Thủy bị ngập nước; việc thu dọn bùn đất, sửa chữa máy móc, khôi phục dây chuyền sản xuất đòi hỏi chi phí hàng trăm triệu đồng. Tuy doanh nghiệp của mình bị thiệt hại nhưng ông Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Công ty Thắm Thủy vẫn tuyên bố dành 2.000 m2 tôn mạ màu giúp đỡ những doanh nghiệp, gia đình có khó khăn hơn.
Dây chuyền sản xuất của Công ty Thắm Thủy bị ngâm nước 5 ngày.
Đống đổ nát sau bão ở Công ty Chè Hoài Trung
Tại Thanh Ba, Công ty Chè Hoài Trung do không chuyển kịp lên cao nên 300 tấn chè bị ngập ướt do 272 m2 tôn nhà kho bị tốc mái, đổ 30 m tường bao – bà Bùi Thị Mão, Giám đốc Công ty cho biết. Công ty TNHH Việt Châu (trụ sở ở Lâm Thao, sinh hoạt ở Chi hội 8) thuê đất bãi sông Hồng ở Thanh Ba trồng 15,7 ha chuối xuất khẩu. Sau khi nước rút, 3 vạn gốc chuối sắp đến kỳ thu hoạch coi như bị mất trắng.
Công ty CP Giống – VTNN CNC Việt Nam đầu tư cho các vùng sản xuất Giống lúa J02 ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung. Trong đợt bão lụt vừa qua, tổng hợp từ các đối tác, tổng số thiệt hại mà Công ty phải gánh chịu là 500 tấn thóc giống, tương đương ½ sản lượng cả vụ mùa. Nhiều diện tích cây trồng khảo nghiệm, sản xuất của Công ty ở Xí nghiệp giống Nậu Phó - Phù Ninh bị đổ, gẫy, hư hỏng.
Ngày sau khi nước rút, các doanh nghiệp khẩn trưởng tu sử nhà xưởng, máy móc, vườn tược để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
N.S
Người gửi / điện thoại