NHỮNG “NGƯỜI THẦY ĐẶC BIỆT” CỦA NÔNG DÂN

Mỗi lần nhớ đến ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, trong ý niệm chung của mỗi chúng ta là nghĩ về những thầy giáo, cô giáo trên lớp học, giảng đường, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm để giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên.


z6047860817232_092b06c2b954de5e977476f0d113075b

z6047860835403_ac710b6728f444b71581afc507a26dab

Giống lùa J02, tạo ra thu nhập tăng gấp rưỡi cho hàng triệu nông dân, đưa hạt gạo Việt Nam vươn tầm thế giới!

Nhưng, trước ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, tôi muốn kể về những “người Thầy đặc biệt”, cả cuộc đời gắn bó với ruộng đồng, với nông dân. Đó là những người thầy mà giảng đường của họ là những cánh đồng, nhà kính, nhà lưới và học sinh của họ là những người nông dân chân lấm tay bùn, những người đi học không bút sách, những người cần cầm tay chỉ việc. Họ chính là những nhà khoa học, những kỹ sư nông nghiệp, nhân viên kỹ thuật đang lao động thầm lặng ở Công ty CP giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam. Chính họ chứ không phải ai khác, đang trực tiếp góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại và phát triển, góp phần giúp nông dân làm giàu trên đồng đất quê hương.

Một điều tưởng như không thể đã trở thành có thể. Từ nắm hạt ban đầu được sưu tầm về, qua hơn 10 năm tận tụy nghiên cứu và chọn tạo, bằng cả tâm huyết và tuổi trẻ, không kể nắng mưa, giá rét, các kỹ sư của Công ty đã tạo ra giống lúa thuần nổi tiếng trong cả nước, được bà con nông dân ưu ái gọi là “Dì 2”, được các nhà khoa học, được người tiêu dùng ưu ái gọi là ‘hạt ngọc’ – Đó chính là giống lùa J02, tạo ra thu nhập tăng gấp rưỡi cho hàng triệu nông dân, đưa hạt gạo Việt Nam vươn tầm thế giới!

Con đường đưa kỹ thuật và giống tốt đến với bà con nông dân không bằng phẳng mà luôn gập ghềnh, trải qua muôn vàn gian truân. Mấy ai đã hiểu các kỹ sư thuộc bộ phận chuyển giao công nghệ và kinh doanh của Công ty phải đến từng thôn, gõ cửa từng nhà “cầm tay chỉ việc” để tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật từ khâu ngâm ủ cho đến thu hoạch, phơi sấy sao cho hạt gạo có chất lượng nhất. Đến bản, đến xã, các anh được bà con nông dân ưu ái gọi là “thầy”, khi làm đến chỗ nào khó lại gọi “thầy”, đến mua thu hoạch mong muốn được mời thầy bát cơm gạo mới, được biếu thầy gói gạo nhà làm ra thay cho lời cảm ơn tự đáy lòng mình.

z6046860087846_78d419d32bb4ef12796e21a5301515f4

z6046860079963_5a6abd3ce4b17cc3cae9fa6f0a1168b7

Vinh danh những "thầy giáo đặc biệt" của nông dân (11-20240

Có thể nói trong nghề làm nông không còn gì tự hào hơn khi ngày nay có những khu vực tích tụ ruộng đất lớn, có những đại điền chủ mà bản thân họ cũng là những người có trình độ cao, có người thậm chí còn là kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế, nhưng giờ về quê gom ruộng lên đến vài chục ha để tái lập nghiệp từ nông nghiệp. Họ cũng gọi kỹ sư nông nghiệp của Công ty là “thầy” và nhờ thầy, cô hướng dẫn các kỹ thuật mới trong nông nghiệp như gieo mạ khay, dùng máy cấy, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác, kiểm soát sâu bệnh hại bằng nông cụ bay không người lái, xây dựng bản đồ nông sản, mã số vùng trồng… để nâng tầm cho nông sản Việt.

z6047860835607_53177df62d976da2fa3f9628e7ff84ff

z6047860811893_fe29da1cd7fee14873d34db699996d44

Bên cạnh các sản phẩm cây lương thực, các kỹ sư của Công ty còn là những người tiên phong đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm phục vụ cho bữa ăn hằng ngày và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các gia đình. Cần biết rằng, những người làm công nghệ cao phải có óc quan sát tỉ mỉ, cẩn trọng và tư duy khoa học sâu sắc.

Nếu người thầy trên giảng đường là người tuyền đạt tri thức, thì kỹ sư nông nghiệp lại là người mang kiến thức khoa học, kỹ thuật đến với thực tiễn đời sống. Họ hướng dẫn, đào tạo và đồng hành cùng nông dân trong áp dụng các tiến bộ công nghệ để tăng hiệu suất, cải thiện chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường; đồng thời còn là những người “truyền lửa, truyền cảm hứng” để người dân tự tin đổi mới tư duy và cách làm nông nghiệp. Họ chính là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn, giữa tri thức và cuộc sống, giúp chuyển hóa những lý thuyết khô khan thành những ứng dụng thực tế mang lại hiệu quả cho nông dân Việt Nam.

z6047860828929_4fd20cfa6913018b113a66221abf208f

z6047860823362_133ae49bfbb44572a5bdb4ff22fc01c0

z6047860822644_6854c47b69cfb107cea69bec213da036

Sản phẩm ứng dụng từ những kết quả nghiên cứu.

Tại buổi lễ rất đặc biệt do ban lãnh đạo Công ty CP Giống – VTNN công nghệ cao Việt Nam tổ chức trước ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, 14 ‘người thầy của nông dân” là chuyên gia, cán bộ của Công ty được vinh danh. Đứng đầu danh sách vinh danh là PGS-TS Hoàng Ngọc Thuận, nguyên giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chuyên gia cao cấp của Công ty CP giống-VTNN CNC Việt Nam. Thầy đã có nhiều thế hệ học trò thành đạt vẻ vang, đang giữ vai trò quan trọng trong các cơ quan nhà nước, đồng thời có nhiều công trình được Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước đánh giá cao.

KS Đỗ Hùng Mạnh- Phó Tổng giám đốc kỹ thuật Công ty là một trong những người đặt những “viên gạch” đầu tiên cho sản phẩm giống lúa J02 – một trong bốn giống lúa mang thương hiệu lúa gạo Quốc gia Việt Nam. Anh là cánh chim đầu đàn trong các hoạt động khoa học kỹ thuật của Công ty.

KS Phạm Thế Cần- Trưởng phòng chuyển giao Khoa học kỹ thuật và kinh doanh từng có 20 năm gắn bó với nghề nông, có số giờ “đứng lớp” khó có thể đo đếm đầy đủ. Vì vậy anh được bà con nông dân khắp trong Nam ngoài Bắc gọi bằng một cái tên thân mật là “Cần giống”!

KS Vũ Đức Anh là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Cao Xá. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng hằng năm, nhiều ngàn ha lúa sản xuất tại khắp các địa phương trong cả nước và hàng trăm giống lúa triển vọng đều qua tay anh và cộng sự kiểm định, kiểm nghiệm.

Kỹ sư Phạm Thị Bích Điệp - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Cao Xá, cùng các kỹ sư: Khúc Hoài Nam, Nguyễn Ngọc Tân thầm lặng ngày đêm bám đồng ruộng để chọn lọc ra những cá thể ưu tú, những dòng đạt tiêu chuẩn để nhân rộng ra cả nước.

Kỹ sư Hán Lương Duệ, Nguyễn Thị Thu Hà đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người, đồng thời tư vấn chuyển giao KHKT cho các nhà vườn

Cùng với các kỹ sư nông nghiệp, các anh: Nguyễn Ngọc Hưng, Hoàng Trung Dũng, Nguyễn Chí Bình, Đặng Việt Dũng, Nguyễn Duy Ngọc là những cán bộ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến bà con nông dân trên khắp mọi miền, từ nơi địa đầu Tổ quốc cho đến các vùng biên giới, hải đảo xa xôi, không nơi nào là chưa có dấu chân của các anh. Đó thực sự là những người thầy “cầm tay chỉ việc” cho nông dân.

Bữa nay, ai đó trong chúng ta ăn bát cơm dẻo thơm hạt gạo J02, thưởng thức miếng dưa, quả ổi trồng trong nhà kính, nhấp chén trà Sen, dùng lọ Tảo xoắn Spirulina và Collagen hay sử dụng các sản phẩm có thành phần nấm Đông trùng hạ thảo; hoặc thú chơi thanh tao cùng những giò Lan Hồ Điệp tuyệt đẹp… không thể không nghĩ tới những “Thầy giáo đặc biệt” của nông dân ở Công ty CP Giống - VTNN công nghệ cao Việt Nam - một doanh nghiệp khoa học công nghệ uy tín nơi đất Tổ Hùng Vương.

NGUYỄN SẢN

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

        BẢN QUYỀN THUỘC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA PHÚ THỌ

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch Hiệp hội.
  • Biên tập & Quản trị Website: Nhà báo Nguyễn Sản
  • Trụ sở: Số 281 đường Tiên Dung, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
  • Điện thoại: 02103 966799 - Fax: 02103 953542